4 nguyên nhân và cách chữa đi tiểu buốt ở nam giới.
Ngày đăng: 30/07/2022
Một trong những triệu chứng bất thường ở hệ tiết niệu hay gặp nhất chính là tiểu buốt. Tiểu buốt ở nam giới do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó thông thường là do viêm nhiễm vùng kín. Tìm hiểu cách chữa đi tiểu buốt ở nam giới không may bị viêm nhiễm.
Xem thêm: 5 dấu hiệu ung thư phổi ở nam giới cần biết.
Tiểu buốt ở nam giới là hiện tượng gì?
Tiểu buốt ở nam giới là thuật ngữ miêu tả tình trạng người bệnh đi tiểu bị kèm theo cảm giác đau buốt ở cơ quan sinh dục gây ra cảm giác rất khó chịu. Cụ thể, tiểu buốt ở nam giới thường biểu hiện bằng các triệu chứng như:
- Khi tiểu bị cảm giác đau buốt, nóng rát ở dương vật. Cơn đau buốt thường xuất hiện ở cuối bãi nước tiểu hoặc có thể kéo dài từ đầu bãi đến cuối bãi (trường hợp nặng).
- Lượng nước tiểu đi được trong mỗi lần rất ít, thường chỉ nhỏ hơn 100ml/lần.
- Tiểu buốt ở nam giới thường đi kèm với chứng tiểu rắt, tiểu nhiều lần (vừa tiểu xong lại mót tiểu và cần đi tiếp).
- Có cảm giác bị đè nén gây đau đớn.
- Nước tiểu không chảy thành dòng, hay chảy ngắt quãng hoặc bị dừng đột ngột khi tiểu.
Nguyên nhân hiện tượng tiểu buốt ở nam giới.
Nhiễm trùng đường tiểu
Nguy cơ mắc nhiễm trùng tiểu của nam giới thấp hơn nữ giới rất nhiều, tuy nhiên đây lại chính là nguyên nhân gây tiểu rắt ở nam giới thường gặp nhất.
Với nam giới trẻ trong độ tuổi 20-30, nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu là do nhiễm các loại vi khuẩn (đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường tình dục), gây tiểu rắt kèm theo các rối loạn khác như cảm giác nóng rát, ngứa và mất khả năng kiểm soát bàng quang.
Ở nam giới trên 50 tuổi, nhiễm trùng tiểu thường không gây tiểu rắt mà lại liên quan đến các vấn đề ở tuyến tiền liệt hoặc bàng quang.
Do viêm tuyến tiền liệt.
Viêm tuyến tiền liệt là căn bệnh chủ yếu do các loại vi khuẩn gram (-) đường tiêu hóa và vi khuẩn sinh dục tiết niệu như E Coli gây ra.
Khác với bệnh u xơ tiền liệt tuyến, viêm tuyến tiền liệt là căn bệnh có mức độ nhẹ hơn nhiều, việc điều trị dễ dàng hơn. Tuy nhiên bệnh cũng có thể tái lại nhiều lần nếu không được chữa trị kịp thời; bệnh có thể xảy ra ở cả nam giới trẻ tuổi.
Viêm bàng quang.
Bệnh viêm bàng quang (nhiễm trùng bàng quang) là một dạng nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn trong bàng quang gây ra. Đây là căn bệnh thường gặp với tỉ lệ mắc cao, chiếm khoảng 50% số ca bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần nếu không được chữa trị dứt điểm.
Ngoài tiểu buốt, bệnh viêm bàng quang còn gây ra một loạt các triệu chứng đi kèm khác khiến người bệnh gặp nhiều rắc rối trong việc tiểu tiện như: đi tiểu nhiều lần, nước tiểu đục bất thường và có mùi hôi; có thể bị tiểu ra máu (trong trường hợp bệnh nặng); cơ thể mệt mỏi, đau hai bên thắt lưng; đau ở cơ quan sinh dục…
Sỏi thận.
Sỏi thận có thể gặp ở cả người già và người trẻ. Những viên sỏi là yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn sống trong sỏi, đồng thời sỏi cũng gây ứ nước tiểu và tăng khả năng nhiễm khuẩn. Chính việc nhiễm trùng sau sỏi sẽ gây ra tiểu rắt ở nam giới.
Xem thêm: Bệnh chuỗi hạt ngọc ở nam giới là gì?
Cách chữa đi tiểu buốt ở nam giới.
Tùy thuộc vào từng loại nguyên nhân gây bệnh, các mức độ nhẹ hoặc nặng khác nhau mà các bác sĩ có thể đưa ra những phương pháp điều trị khác nhau. Trong đó, dùng thuốc uống điều trị nội khoa khi bị tiểu buốt do bệnh lý là một trong những cách thường được lựa chọn nhiều nhất.
Một số loại biệt dược, nhóm thuốc có tác dụng điều trị tiểu buốt do bệnh lý ở nam giới như:
- Nhóm thuốc kháng Aminoglycoside: Điều trị tiểu buốt cho các trường hợp người bệnh bị viêm niệu đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu. Đây là nhóm thuốc sử dụng theo đường tiêm. Một số biệt dược thường gặp: Kanamycin, Benzylpenicillin, Erythromycin…
- Nhóm kháng sinh Quinolon: Điều trị cho nam giới bị tiểu buốt do viêm niệu đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt. Đây là nhóm thuốc sử dụng theo đường uống. Các biệt dược thường gặp: Ciprofloxacin, Ofloxacin, Acid nalixilic…
- Thuốc Zyloprim, Allopurinol: Thường dùng trong điều trị tiểu buốt do sỏi thận gây ra.
- Thuốc Finasteride (Proscar, Propecia): Chủ yếu dùng trong việc ức chế sự phát triển khối u xơ tiền liệt tuyến, đồng thời tác động làm teo nhỏ kích thước phì đại tuyến tiền liệt.
- Thuốc chặn Alpha 1: Có tác dụng làm giảm triệu chứng rối loạn tiểu tiện do u xơ tuyến tiền liệt lành tính gây ra. Một số tên biệt dược trong nhóm chặn Alpha 1 như: Alfuzosin (Uroxatral), Terazosin (Hytrin)…
Bởi vì tiểu buốt là triệu chứng của nhiều loại bệnh lý gây ra nên muốn chữa trị dứt điểm chứng tiểu buốt, trước tiên người bệnh cần tìm chính xác căn nguyên gây bệnh. Người bệnh cần được thăm khám sớm nhất có thể (tại các địa chỉ uy tín) để xác định bệnh lý nào gây chứng tiểu buốt ở nam giới; từ đó bác sĩ sẽ có phác đồ trị bệnh phù hợp.
Phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi Thủ Dầu Một.
Phòng khám Đa khoa Thủ Dầu Một luôn thay đổi và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đem đến cho người bệnh chất lượng tốt nhất. Đến với Phòng khám bệnh nhân sẽ hoàn toàn yên tâm khi:
- Hoạt động dưới sự quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền.
- Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng, tiện lợi.
- Phương pháp điều trị tiên tiến, đa dạng.
- Trang thiết bị y tế hiện đại và luôn được khử trùng sau mỗi lần thăm khám.
- Đội ngũ bác sĩ, chuyên viên y tế có tay nghề, giàu kinh nghiệm.
- Thông tin bệnh án được bảo mật tuyệt đối.
Bệnh nhân có nhu cầu thăm khám có thể đến trực tiếp phòng khám tại địa chỉ 303 Đại Lộ Bình Dương, P. Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một, hoặc số hotline 0908 522 700 hoặc đường link tư vấn chat với bác sĩ trực tuyến miễn phí TẠI ĐÂY.
Lưu ý các bài viết của Đa khoa Thủ Dầu Một chỉ có giá trị tham khảo không thay thế cho việc thăm khám chữa bệnh. Nếu có nhu cầu khám, chữa bệnh, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên môn để được tư vấn và điều trị.