9 nguyên nhân ra mồ hôi trộm khi ngủ ở nam giới cần lưu ý
Ngày đăng: 22/05/2023
Ra mồ hôi trộm khi ngủ ở nam giới thường xuyên mặc dù trời không nóng nực, có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như dạ dày, các vấn đề về hormone, căn thẳng về thần kinh, hoặc cũng là dấu hiệu sớm của ung thư,... Do đó, nếu khi ngủ nam ngủ nam giới có dấu hiệu ra mồ hôi trộm cần sớm đến cơ sở y tế để thăm khám, tìm ra nguyên nhân chính xác và có cách điều trị phù hợp nhất.
>>> Xem thêm: Không cần thuốc ăn gì để tăng Testosterone nam?
9 nguyên nhân ra mồ hôi trộm khi ngủ ở nam giới cần lưu ý
Đổ mồ hôi đêm là tình trạng bạn sẽ thấy quần áo, chăn gối bị ướt sau khi ngủ dậy. Nó có thể do nhiệt độ trong phòng hay ga giường quá nóng, do bạn mặc nhiều quần áo hay đắp chăn dày khi ngủ,…hiện tượng này hết sức bình thường.
Tuy nhiên, kể cả khi trời mát mẻ và không có thói quen mặc quần áo dày mà bạn vẫn đổ mồ hôi đêm thì nó có thể là vấn đề bệnh lý. Ra mồ hôi trộm khi ngủ ở nam giới có thể xuất phát từ các nguyên nhân bệnh lý như:
1. Hội chứng tăng tiết mồ hôi:
Tăng tiết mồ hôi là tình trạng mồ hôi trên cơ thể tiết ra trên mức cần thiết sinh lý. Nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định rõ ràng, nhưng có nhiều ý kiến cho rằng do rối loạn chức năng của hệ thống thần kinh thực vật (cường giao cảm).
Biểu hiện thường gặp của hội chứng tăng tiết mồ hôi thường gặp bao gồm:
- Đổ mồ hôi nhiều thấm qua nhiều lớp quần áo.
- Ra mồ hôi vào ban ngày, cũng có thể đổ mồ hôi vào ban đêm.
- Mồ hôi trên bàn chân, lòng bàn tay, mặt, nách và cả hai bên cơ thể.
- Xuất hiện mồ hôi một hoặc nhiều khu vực.
2. Nhiễm trùng:
Tùy vào mức độ ra mồ hôi trộm khi ngủ ở nam giới khác nhau, từ nhiễm vi-rút nhẹ kèm theo sốt nhẹ đến nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.
Một số bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể gồm:
- Bệnh lao, một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
- Viêm nội tâm mạc, thường do vi khuẩn và liên quan đến tim.
- Viêm tủy xương, thường do vi khuẩn và liên quan đến xương.
- Brucellosis một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Một số biểu hiện nhiễm trùng người bệnh cần lưu ý như: sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ và khớp, mệt mỏi và suy nhược, giảm cảm giác thèm ăn, giảm cân, đỏ, sưng và đau ở một số vị trí,...
Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên bị sốt và đổ mồ hôi đêm nhiều, hãy thận trọng với một số bệnh viêm nhiễm trùng mạn tính như HIV/AIDS, lao phổi, viêm tủy xương…
3. Lo lắng hoặc căng thẳng quá mức:
Triệu chứng của lo lắng và căng thẳng biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Các dấu hiệu khác cho thấy bạn có thể đang lo lắng hoặc đang bị căng thẳng nhiều bao gồm:
- Lo lắng dai dẳng, sợ hãi và căng thẳng.
- Khó tập trung.
- Nỗ lực để tránh nguồn gốc của lo lắng hoặc căng thẳng.
- Cảm giác sợ hãi không thể giải thích.
- Khó ngủ, thường gặp ác mộng.
- Hệ thống miễn dịch suy yếu.
- Đau nhức, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
- Vấn đề về dạ dày.
- Nhịp thở và nhịp tim nhanh.
- Cáu kỉnh.
- Chóng mặt và run rẩy.
Tình trạng kéo dài, dễ khiến người bệnh bị stress, trầm cảm nghiêm trọng. Vì thế, cần được phát hiện sớm và điều trị, điều chỉnh đúng lúc các trường hợp bệnh.
Ra mồ hôi khi ngủ ở nam giới đừng quá thờ ơ coi chừng kẻo mắc bệnh nguy hiểm
4. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD):
Ra mồ hôi trộm khi ngủ ở nam giới có liên quan rất nhiều đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản, xảy ra khi các cơ co giãn thực quản không hoạt động đúng cách làm axit dạ dày trào lên thực quản, gây ra:
- Cảm giác nóng rát, ợ chua.
- Đau ngực, khó nuốt.
- Trào ngược thức ăn lên cổ họng.
- Khó ngủ.
- Ho, các triệu chứng hen suyễn hoặc các vấn đề hô hấp khác (thường do trào ngược vào ban đêm gây ra).
Nếu các triệu chứng trên đây xảy ra nhiều hơn 1 lần/tuần thì bạn có thể bị GERD. GERD có thể xảy ra vào ban ngày hoặc ban đêm.
5. Nồng độ Testosterone thấp:
Nam giới ra mồ hôi vào ban đêm có thể xảy ra khi mức testosterone trong cơ thể thấp. Sau 40 tuổi các phủ tạng dần bị suy thoái, cơ thể nam giới không sản sinh đủ lượng testosterone cần thiết, quá trình mãn dục nam bắt đầu diễn ra. Đổ mồ hôi đêm chỉ là một trong nhiều triệu chứng xuất hiện trong thời kỳ này.
Ngoài ra, việc thiếu testosterone còn là do quá trình chấn thương, sử dụng thuốc, bệnh tật, lạm dụng chất kích thích. Do đó, nếu thấy một trong những biểu hiện sau đây, cần đi đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay như:
- Yếu cơ, mệt mỏi.
- Ít quan tâm đến tình dục, rối loạn cương dương.
- Khó tập trung và ghi nhớ.
- Thay đổi tâm trạng, bao gồm chán nản, hay cáu kỉnh,...
Nhận biết sớm các bệnh lý nam khoa nguy hiểm, chat chọn tư vấn với bác sĩ ngay
6. Bệnh nội tiết, các vấn đề về Hormone:
Ra mồ hôi trộm khi ngủ ở nam có thể liên quan đến sự thay đổi hormone trong cơ thể do mắc các bệnh như:
- Cường giáp do thừa hormon tuyến giáp.
- Tiểu đường do thiếu hormone insulin.
- Hội chứng carcinoid.
- U tủy thượng thận.
Các triệu chứng của bệnh bao gồm: tim đập nhanh, trống ngực, run, mắt lồi, sụt cân, đau đầu, tiêu chảy, gặp vấn đề về giấc ngủ, khó thở, lo lắng, hồi hộp, thay đổi tâm trạng bất thường,…
6. Ra mồ hôi khi ngủ ở nam giới có thể là do ung thư:
Đổ mồ hôi đêm có thể là triệu chứng ban đầu của ung thư, trong đó gặp nhiều nhất là:
- Ung thư máu.
- Hội chứng carcinoid.
- U lympho.
- Ung thư hạch.
- U tủy thượng thận…
Với các biểu hiện kèm theo là mệt mỏi, sốt nhẹ, sụt cân, suy nhược cơ thể, ớn lạnh, sốt, sưng hạch bạch huyết, đau trong xương, đau ở ngực hoặc bụng,…
Tuy nhiên, các dấu hiệu ban đầu của ung thư có thể bị bỏ qua vì chúng ít nghiêm trọng và dễ nhầm với các bệnh lý khác. Nếu bạn thường xuyên ra mồ hôi vào ban đêm, cảm thấy rất mệt mỏi và chảy nước mắt hoặc có các triệu chứng giống như cảm cúm không cải thiện, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe.
>>> Tìm hiểu thêm: Nam giới nên ăn gì trước khi quan hệ để kéo dài “THỜI GIAN YÊU”
7. Hạ đường huyết:
Khi lượng đường trong máu giảm, hệ thần kinh sẽ nhận được tín hiệu kích thích tuyến mồ hôi bài tiết mạnh hơn. Những người nhịn ăn tối để giảm cân hoặc đang dùng thuốc điều trị tiểu đường hay bị hạ đường huyết gây đổ mồ hôi đêm.
8. Bệnh tim mạch và một số vấn đề về hô hấp:
Đổ mồ hôi đêm có thể là dấu hiệu báo trước của nhồi máu cơ tim hoặc viêm cơ tim nếu kèm theo cơn đau thắt ngực, khó thở, trống ngực, mệt mỏi.
Ngoài ra, còn là một số vấn đề về hô hấp như:
- Ngủ ngáy.
- Thường xuyên thức dậy vào ban đêm.
- Bị đau họng khi thức dậy.
- Thức dậy bị nghẹt thở hoặc thở hổn hển, thở khó,...
- Khó tập trung, cảm thấy mệt mỏi nhiều.
- Chứng ngưng thở khi ngủ (phổ biến với hơn 25% nam giới mắc phải).
9. Các bệnh lý về thần kinh:
Các bệnh lý thần kinh có liên quan đến hệ thống thần kinh như não, tủy sống, các dây thần kinh, có thể làm nguyên nhân hiếm hoi gây đổ mồ hôi vào ban đêm ở nam giới. Các bệnh lý thần kinh gồm:
- Đột quỵ.
- Syringomyelia.
- Chứng khó đọc tự chủ.
- Bệnh thần kinh tự trị.
Các triệu chứng của các vấn đề thần kinh có thể rất khác nhau. Cùng với đổ mồ hôi ban đêm, bạn cũng có thể gặp phải: tê, ngứa ran hoặc yếu ở bàn tay, bàn chân và các chi, giảm cảm giác thèm ăn, đau và cứng khắp cơ thể, chóng mặt hoặc ngất xỉu,...
Hãy gọi bác sĩ ngay nếu như bạn đột ngột: không thể nói được, bị mờ một bên hoặc mất thị lực, bị tê liệt ở một chi, bị xệ ở phần dưới của một bên mặt, bị đau đầu dữ dội,... Đây là những dấu hiệu của tai biến mạch máu não, rất nguy hiểm cho tính mạng, nên cần hỗ trợ điều trị ngay lập tức.
Ra mồ hôi trộm khi ngủ ở nam giới có nguy hiểm không?
Ra mồ hôi trộm khi ngủ ở nam giới không chỉ là triệu chứng của những bệnh nguy hiểm, mà việc cơ thể tiết quá nhiều mồ hôi còn trực tiếp gây ra những tác hại sau:
- Mất ngủ: Cơ thể nhớp dính, quần áo, chăn gối ẩm ướt mồ hôi khiến bạn chẳng thể ngủ ngon giấc, nếu kéo dài lâu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
- Rối loạn điện giải: Đổ mồ hôi đêm nhiều làm mất nước và điện giải khỏi cơ thể, đó là lý do mà bạn thường cảm thấy chóng mặt, choáng, mệt mỏi, kiệt sức vào buổi sáng, một số trường hợp có thể bị tụt huyết áp, chuột rút.
- Viêm đường hô hấp: Khi đổ mồ hôi nhiều, lỗ chân lông mở rộng sẽ làm thoát nhiệt ra bên ngoài và gây nhiễm lạnh cho cơ thể, dẫn đến các bệnh đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản…, đặc biệt là với trẻ nhỏ, người già.
Do đó, đừng thờ ơ trước những biểu hiện tưởng chừng không nguy hại nhưng cực kỳ nguy hiểm như đổ mồ hôi vào ban đêm các anh nhé! Nếu có điều kiện, hãy chủ động đi thăm khám ngay, khi nghi ngờ bản thân có một trong những triệu chứng đáng ngờ vừa kể bên trên.
Khi nào nam giới đến gặp bác sĩ?
Nếu bị đổ mồ hôi ban đêm, bạn có thể cố gắng giải quyết tình trạng đổ mồ hôi bằng cách giảm nhiệt độ trong phòng ngủ, ngủ với ít chăn hơn và tránh đồ uống nóng và đồ ăn quá cay ngay trước khi đi ngủ.
Nếu những thay đổi này không giúp ích và bạn tiếp tục đổ mồ hôi ban đêm, hãy đi khám, đặc biệt với các tình trạng:
- Thỉnh thoảng có những đợt đổ mồ hôi ban đêm nhiều hơn một lần.
- Bị sốt mãi không khỏi.
- Gần đây đã giảm cân mà không cố gắng.
- Cảm thấy mệt mỏi hoặc không khỏe.
- Ngủ không đủ giấc do đổ mồ hôi ban đêm.
Có rất nhiều nguyên nhân gây đổ mồ hôi ban đêm ở nam giới, vì thế khi tình trạng này kéo dài liên tục, người bệnh nên sớm đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.
Hãy đến ngay Đa khoa Thủ Dầu Một để thăm khám và tìm ra kịp thời những bệnh lý nếu như bạn phát hiện các triệu chứng ra mồ hôi khi ngủ ở nam giới
Cải thiện ra mồ hôi trộm khi ngủ ở nam giới như thế nào?
Ngoài việc phát hiện sớm các triệu chứng bệnh lý gây ra tình trạng ra mồ hôi trộm khi ngủ ở nam giới, các anh em có thể chủ động cải thiện các vấn đề gặp phải bằng 3 cách sau:
1. Thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống:
Việc thay đổi thói quen nhỏ trong sinh hoạt, ăn uống cũng ảnh hưởng phần nào đến quá trình cải thiện chứng mồ hôi đêm. Những điều cần làm đó là:
- Tránh xa thức ăn cay, cà phê, hút thuốc lá hoặc uống rượu bia,... các yếu tố dễ dẫn tới đổ mồ hôi.
- Nên mặc quần áo mỏng nhẹ khi đi ngủ và ngủ trong phòng có điều hòa hoặc quạt.
- Giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.
- Uống ít nhất 6 ly nước/ngày để điều chỉnh nhiệt độ ngay bên trong cơ thể.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp đầy đủ với rau củ quả.
- Nói không với đồ nhiều dầu mỡ, có khả năng sinh nhiều năng lượng.
2. Thay đổi môi trường ngủ:
Hãy chắc chắn phòng ngủ đảm bảo thoáng mát và rộng rãi, giúp giấc ngủ của bạn có thể thoải mái và dễ dàng hơn:
- Vào mùa hè, nên điều chỉnh nhiệt độ điều hòa ở mức 23-24 độ C để làm mát phòng trước khi đi ngủ.
- Vào mùa đông, thay vì đắp nhiều chăn dày cùng một lúc, bạn nên lựa chọn một loại chăn dày vừa, đủ ấm và có độ thoáng khí nhất định. Cơ thể vẫn cần được “thở” trong cả khi ngủ bạn nhé!
3. Thăm khám trực tiếp với bác sĩ:
Đối với các trường hợp ra mồ hôi trộm khi ngủ ở nam giới kéo dài, kèm theo các triệu chứng nặng, nghi ngờ rơi vào các bệnh lý nguy hiểm thì bạn nên đến bác sĩ để thăm khám và hỗ trợ nhanh chóng.
Để từ đó, có hướng xử trí kịp thời và tư vấn kỹ lưỡng hơn trong việc chăm sóc, thay đổi lối sống khoa học hơn. Tránh những nguy hiểm, rủi ro nguy hại tiềm ẩn cho sức khỏe mà bạn không biết.
Tại Bình Dương, để đảm bảo sức khỏe nam khoa luôn được chăm sóc tốt nhất, nhận được những tư vấn hữu ích từ các chuyên gia y tế đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm, các bạn có thể lựa chọn đến với Phòng khám Đa khoa Thủ Dầu Một (số 303, Đại Lộ Bình Dương, P.Chánh Nghĩa, TP.Thủ Dầu Một).
Tại đây với sự hỗ trợ tận tình từ bác sĩ chuyên khoa, sẽ giúp bạn nhận biết kịp thời những bệnh lý nam khoa, rắc rối về sinh lý, bệnh tình dục,... an toàn và nhanh chóng nhất.
Qua bài chia sẻ trên về 9 nguyên nhân ra mồ hôi trộm khi ngủ ở nam giới hy vọng sẽ giúp anh em có thể nắm rõ hơn về tình trạng rắc rối đang mắc phải. Để nhận được những giải đáp kịp thời, đừng ngần ngại hãy liên hệ về bác sĩ chuyên khoa anh em nhé! Với CHAT MỤC TƯ VẤN MIỄN PHÍ và thông qua số liên hệ: 0908 522 700 (Zalo) tư vấn trực tuyến miễn phí, sẽ hỗ trợ bạn nhận biết những thông tin cần thiết kịp thời.
Lưu ý*: Các bài viết của Phòng khám Thủ Dầu Một chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.