Đau mào tinh hoàn là gì?
Ngày đăng: 21/05/2021
Viêm mào tinh hoàn là nguyên nhân chính gây đau mào tinh hoàn. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, các phòng tránh và điều trị đau mào tinh hoàn ở nam giới trong bài viết dưới đây.
Xem thêm: Đau bìu tinh hoàn là bị bệnh gì?
Đau mào tinh hoàn là gì ?
Đau mào tinh hoàn do viêm mào tinh hoàn là tình trạng viêm của tinh hoàn, đôi khi đi kèm với đau và sưng tấy bìu thường xảy ra ở một bên. Chẩn đoán dựa trên thăm khám lâm sàng. Điều trị đau mào tinh hoàn bằng kháng sinh, giảm đau, và nâng bìu hỗ trợ.
Nguyên nhân gây viêm mào tinh hoàn.
Viêm mào tinh hoàn do vi khuẩn.
Hầu hết nguyên nhân viêm mào tinh hoàn là do vi khuẩn gây ra. Khi viêm liên quan đến ống dẫn tinh, chẩn đoán là viêm ống dẫn tinh. Khi tất cả các cấu trúc của thừng tinh bị viêm, chẩn đoán là viêm thừng tinh.
Ở nam giới < 35 tuổi, hầu hết các trường hợp là do tác nhân lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là Neisseria gonorrhoeae hoặc là Chlamydia trachomatis. Nhiễm trùng có thể bắt đầu bằng viêm niệu đạo.
Ở nam giới > 35 tuổi, hầu hết các trường hợp đều do trực khuẩn đường ruột gram âm và thường xảy ra ở những bệnh nhân có bất thường đường niệu, đặt ống thông đường tiểu lưu cữu, hoặc các can thiệp thủ thuật tiết niệu gần đây.
Viêm mào tinh hoàn không do vi khuẩn.
Các nguyên nhân viêm mào tinh hoàn do virus (ví dụ như cytomegalovirus) và do nấm (ví dụ như nhiễm nấm actinomycosis, blastomycosis) là rất hiếm trừ những bệnh nhân suy giảm miễn dịch (ví dụ bệnh nhân nhiễm HIV).
Nguyên nhân của viêm mào tinh hoàn không do nhiễm trùng có thể là do kích ứng hoá chất, thứ phát do trào ngược nước tiểu vào trong mào tinh hoàn, hoặc sau chấn thương tại chỗ.
Dấu hiệu, triệu chứng viêm mào tinh hoàn.
Đau bìu xuất hiện ở cả viêm mào tinh hoàn do vi khuẩn và không do vi khuẩn. Đau có thể rất nặng và đôi khi lan lên bụng. Trong viêm mào tinh hoàn do vi khuẩn, bệnh nhân có thể sốt, buồn nôn, hoặc có các triệu chứng đường tiểu. Chảy mủ niệu đạo có thể xuất hiện nếu nguyên nhân là viêm niệu đạo.
Khám lâm sàng phát hiện tình trạng sưng tấy, xơ cứng, đau khi sờ nắn, và sung huyết của một phần hoặc toàn bộ mào tinh hoàn, và đôi khi tình trạng này xảy ra ở cả tinh hoàn nằm bên cạnh mào tinh hoàn bị viêm. Nhiễm khuẩn huyết được gợi ý bởi sốt, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp và xuất hiện dấu hiệu nhiễm độc.
Xem thêm: Đau tinh hoàn trái và bụng dưới là dấu hiệu bệnh gì?
Đối tượng nguy cơ bệnh viêm mào tinh hoàn.
Nam giới ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh viêm mào tinh hoàn nhưng phổ biến nhất là độ tuổi từ 20 đến 39, người trung niên và người già rất hiếm khi mắc bệnh.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm mào tinh hoàn do lây truyền qua đường tình dục:
- Hành vi tình dục nguy cơ cao: có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục với người bị mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, quan hệ tình dục mà không dùng bao cao su.
- Đã từng bị mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm mào tinh hoàn không do lây truyền qua đường tình dục:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu mãn tính
- Nhiễm trùng hoặc phì đại tuyến tiền liệt
- Bất thường của đường tiết niệu
- Chưa cắt hoặc không cắt da quy đầu dương vật
- Thủ thuật có ảnh hưởng đến đường tiết niệu như đặt ống thông tiểu, ...
Phòng ngừa bệnh viêm mào tinh hoàn,
Phòng ngừa viêm mào tinh hoàn:
- Sinh hoạt tình dục an toàn, quan hệ tình dục một vợ một chồng, luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
- Khám sức khỏe định kỳ, siêu âm kiểm tra để phát hiện những bất thường và điều trị kịp thời.
- Điều trị cho bạn tình nếu viêm mào tinh hoàn là do lây truyền qua đường tình dục.
Phòng ngừa diễn tiến của viêm mào tinh hoàn:
- Nghỉ ngơi trên giường.
- Nâng cao bìu.
- Chườm đá bìu để giảm đau.
- Mang dụng cụ bổ trợ (quần lót cố định bìu).
- Tránh nâng vật nặng.
- Tránh quan hệ tình dục cho đến khi hết tình trạng nhiễm trùng.
Chẩn đoán và điều trị viêm mào tinh hoàn.
Chẩn đoán viêm mào tinh hoàn được xác định khi phát hiện tình trạng sưng và đau khi sờ nắn của mào tinh hoàn. Tuy nhiên, trừ khi các dấu hiệu đã rõ ràng viêm mào tinh hoàn, xoắn tinh hoàn cũng phải được xem xét, đặc biệt ở bệnh nhân < 30 tuổi; siêu âm Doppler màu được chỉ định ngay lập tức.
Trong hầu hết các trường hợp, điều trị bằng kháng sinh (ví dụ, điều trị cho bệnh nhân ngoại trú, dùng fluoroquinolone, doxycycline, hoặc trimethoprim / sulfamethoxazole) và điều trị giảm đau.
Lưu ý khi điều trị thuốc: Tuân thủ liệu trình điều trị theo y lệnh của bác sĩ, dùng kháng sinh phải đúng thuốc, đủ liều, đúng giờ, đủ thời gian. Không được ngừng điều trị ngay cả khi triệu chứng đã cải thiện để kết quả điều trị được triệt để, tránh tái phát.
Thông thường bệnh sẽ cải thiện sau vài ngày điều trị, nếu các triệu chứng vẫn không thuyên giảm cần đến khám bác sĩ để thay đổi loại thuốc kháng sinh khác. Tái khám đúng theo lịch hẹn.
Chi phí và địa chỉ chữa trị các bệnh nam khoa uy tín.
Theo các bác sĩ chuyên khoa chi phí chữa trị nam khoa khó có thể đưa ra được con số chính xác khi chưa được thăm khám. Mức phí chữa trị cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, thời gian và phương pháp điều trị.
Phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi - Thủ Dầu Một được người bệnh đánh giá nằm trong danh sách bệnh viện, phòng khám chất lượng tốt và uy tín ở Bình Dương. Phòng khám Thủ Dầu một tọa lạc tại 303 Đại Lộ Bình Dương, P. Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một luôn không ngừng nỗ lực học hỏi và phát triển bản thân để mang đến cho bệnh nhân chất lượng và sự hài lòng ở mức cao nhất.
Để đăng ký khám và điều trị với các bác sĩ tại phòng khám Đa Khoa Thủ Dầu Một, vui lòng liên hệ qua số hotline 0908 522 700 hoặc liên lạc với chúng tôi qua đường link tư vấn chat với bác sĩ trực tuyến miễn phí TẠI ĐÂY.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Các bài viết của Phòng khám Thủ Dầu Một chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.