Đau tinh hoàn do viêm tuyến tiền liệt mãn tính.
Ngày đăng: 22/05/2021
Viêm tuyến tiền liệt mãn tính gây đau tinh hoàn, vậy chữa viêm tuyến tiền liệt mãn tính như thế nào? Có nhiều cách chữa bệnh viêm tuyến tiền liệt mãn tính, vậy phương pháp nào là hiệu quả nhất trong việc điều trị bệnh này?
Xem thêm: Đau tinh hoàn khi gần bạn gái và sau khi quan hệ.
Viêm tuyến tiền liệt là gì?
Viêm tuyến tiền liệt (TTL) là sự sưng đau của tuyến tiền liệt, một tuyến thuộc hệ tiết niệu, tham gia hoạt động tiểu tiện nhưng có liên đến quan chức năng sinh sản và hoạt động tính dục. Đây là bệnh lý của nam giới, thường gặp độ tuổi 50 hoặc trẻ hơn, được chia làm 4 thể bệnh như sau:
- Viêm TTL cấp tính do nhiễm khuẩn.
- Viêm TTL mạn tính có nhiễm khuẩn.
- Viêm TTL mạn tính không nhiễm khuẩn hoặc có khi gọi là hội chứng đau vùng chậu mãn tính.
- Viêm TTL không triệu chứng.
Nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt.
Vi khuẩn là nguyên nhân gây viêm chủ yếu. Các loại vi khuẩn này trước đó gây viêm nhiễm các cơ quan lân cận tuyến tiền liệt như gây viêm niệu đạo, viêm bàng quang. Vi khuẩn này có khi ngược đường dẫn tinh, gây ra viêm mào tinh, viêm tinh hoàn.
Hiếm khi gặp viêm cấp tính do vi khuẩn từ máu đến xâm nhập vào tuyến tiền liệt. Vi khuẩn gây viêm tuyến tiền liệt thường gặp là nhóm trực trùng Gram âm, từ đường ruột, như E.coli, rất hiếm gặp viêm tuyến tiền liệt đặc hiệu do vi khuẩn lao.
Các thương tổn thần kinh sau phẫu thuật đường tiết niệu dưới hoặc sang chấn vùng hội âm sau chạy xe đạp lâu ngày, có thể gây viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn. Một số trường hợp viêm tuyến tiền liệt không rõ nguyên nhân.
Yếu tố nguy cơ gây viêm tuyến tiền liệt
Các yếu tố có nguy cơ cao khiến nam giới bị viêm tuyến tiền liệt:
- Đã từng được chẩn đoán viêm tuyến tiền liệt.
- Nhiễm khuẩn ở bàng quang hoặc niệu đạo.
- Chấn thương vùng hội âm do chạy xe đạp hoặc cưỡi ngựa.
- Có đặt ống thông tiểu vào niệu đạo lấy nước tiểu trong bàng quang.
- Đã từng được sinh thiết tuyến tiền liệt.
- Nhiễm HIV/AIDS.
Đau tinh hoàn do viêm tuyến tiền liệt mãn tính.
Dù bạn có viêm tuyến tiền liệt cấp tính hay mãn tính, do nhiễm khuẩn hay không nhiễm khuẩn thì đau tinh hoàn là dấu hiệu cơ bản để nhận biết các bất thường trong cơ thể. Ngoài ra, ở mỗi loại sẽ có các dấu hiệu đặc trưng cụ thể:
Viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn: Có các triệu chứng khởi phát đột ngột, còn có sốt cao, ớn lạnh đi kèm buồn nôn, ói mửa.
Viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn: Giữa các đợt viêm cấp, quý ông bị viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn có thể không có triệu chứng, hoặc có thể các triệu chứng nhẹ hơn đợt cấp tính.Vi khuẩn gây viêm tuyến tiền liệt mãn tính có thể do một lượng nhỏ vi khuẩn "ẩn" trong tuyến tiền liệt và không bị tiêu diệt hết khi điều trị.
Viêm tuyến tiền liệt mãn tính không do vi khuẩn, hoặc hội chứng đau vùng chậu mãn tính: Được xem như hội chứng đau vùng chậu mãn tính, khi bệnh nhân đã loại trừ các bệnh khác ở vùng chậu, như viêm niệu đạo, viêm bàng quang, bệnh lý u tiết niệu sinh dục, bệnh hậu môn- trực tràng
Các triệu chứng phối hợp khác:
- Đau hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
- Tiểu khó, tiểu rặn buốt.
- Tiểu nhiều lần, tiểu đêm.
- Tiểu đục.
- Tiểu máu.
- Đau bụng hạ vị, có khi đau vùng thắt lưng, đau lan xuống chân.
- Đau vùng hội âm giữa bìu và hậu môn.
- Đau bìu, cảm giác tức khó chịu ở tinh hoàn.
- Xuất tinh đau, xuất tinh máu.
- Đôi khi có các triệu chứng giống cảm sốt do nhiễm siêu vi.
Chẩn đoán phát hiện viêm tuyến tiền liệt.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán thể bệnh viêm tuyến tiền liệt dựa vào nhiều yếu tố như khai thác bệnh sử, tiền căn của bệnh nhân, các triệu chứng lâm sàng và cách xuất hiện triệu chứng. Ngoài ra, bác sĩ còn thăm khám tuyến tiền liệt qua ngả trực tràng, xác định độ lớn, mật độ, chạm vào tuyến tiền liệt có gây đau hay không, mức độ đau, nhạy cảm khi sờ chạm tuyến.
Các xét nghiệm bổ sung chẩn đoán, như:
- Nước tiểu: các thành phần sinh hóa, tế bào, vi khuẩn; nuôi cấy nước tiểu phân lập vi khuẩn gây bệnh
- Thử máu: công thức bạch cầu, PSA. Nhiều trường hợp PSA tăng cao do viêm tuyến tiền liệt
- Lấy dịch từ niệu đạo chảy ra sau mát-xa tuyến tiền liệt để lấy dịch tiết chảy ra
- Siêu âm tuyến tiền liệt qua ngả trực tràng
- Chụp cắt lớp điện toán vùng chậu hoặc chụp cộng hưởng từ vùng chậu, đánh giá tuyến tiền liệt.
Xem thêm: Tinh hoàn cứng và đau là triệu chứng của bệnh gì?
Điều trị viêm tuyến tiền liệt mãn tính.
Thuốc kháng sinh.
Thuốc kháng sinh (Trimethoprim, Clarithromycin và Levofloxacin,...) được sử dụng trong trường hợp viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn gây ra. Bác sĩ sẽ căn cứ vào vi khuẩn gây bệnh và chỉ định loại kháng sinh có phổ kháng khuẩn tương ứng. Thuốc kháng sinh phải được dùng đều đặn trong suốt thời gian chỉ định nhằm hạn chế tình trạng nhiễm trùng tái phát.
Thuốc chẹn alpha.
Thuốc chẹn alpha có tác dụng làm thư giãn các cơ trong tuyến tiền liệt và cổ bàng quang nhằm tăng cường dẫn lưu đường tiểu. Từ đó cải thiện các triệu chứng như đau rát khi tiểu, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, rò rỉ nước tiểu,...
Thuốc giảm đau, chống viêm.
Thuốc giảm đau, chống viêm (Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac, Piroxicam,...) được sử dụng để làm giảm các triệu chứng đau nhức, tăng thân nhiệt và viêm do nhiễm trùng ở tuyến tiền liệt gây ra. Nhóm thuốc này chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm triệu chứng. Vì vậy khi điều trị bệnh cần phải dùng phối hợp với thuốc chẹn alpha và thuốc kháng sinh.
Lưu ý trong điều trị viêm tuyến tiền liệt mãn tính.
Khi dùng thuốc điều trị viêm tuyến tiền liệt, bạn cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều lượng hoặc ngưng thuốc sớm hơn dự định. Với những trường hợp thiếu thận trọng khi dùng kháng sinh, vi khuẩn có thể kháng lại hầu hết các loại thuốc và gây bất lợi cho quá trình điều trị.
Phẫu thuật không chỉ định cho người bị viêm tuyến tiền liệt mãn tính. Chỉ khi nào trường hợp bệnh quá nặng mới dùng đến giải pháp này để cắt bỏ bằng cách nội soi hay bốc hơi bằng laser.
Uống nhiều nước giúp làm loãng nước tiểu, tăng cường bài tiết; đi tiểu thường xuyên giúp tránh cặn lắng nước tiểu ứ đọng bàng quang, và giúp cho hoạt động tống xuất nước tiểu của bàng quang, niệu quản và thận đều đặn hơn.
Chế độ ăn uống khoa học, hạn chế những thực phẩm có chứa nhiều gia vị cay, nóng, hạn chế thuốc lá, rượu bia và thường xuyên luyện tập thể thao, đặc biệt những quý ông làm việc văn phòng phải ngồi nhiều trong thời gian dài.
Phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi - Thủ Dầu Một.
Nếu bạn đang ở tại khu vực Bình Dương thì Phòng khám Đa Khoa Nguyễn Trãi - Thủ Dầu Một tọa lạc tại 303 Đại Lộ Bình Dương, P. Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một là địa chỉ không thể bỏ qua.
Vì sao nên lựa chọn Phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi - Thủ Dầu Một?
- Chi phí hợp lý: Chi phí thăm khám công khai, rõ ràng được xác định dựa trên tình trạng bệnh của bệnh nhân.
- Quy trình khám bệnh: Nhanh chóng, khoa học.
- Cơ sở vật chất: Hiện đại, tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế.
- Đội ngũ nhân viên y tế: Thân thiện, chuyên môn, giàu kinh nghiệm.
- Bảo mật thông tin: Thông tin được hoàn toàn giữ kín.
Với những chia sẻ trên đây của chúng tôi hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích cũng như các thông tin cần thiết cho mình. Mọi thắc mắc cần tư vấn vui lòng liên hệ qua số hotline 0908 522 700 hoặc nhấn vào link để được tư vấn miễn phí TẠI ĐÂY.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Các bài viết của Phòng khám Thủ Dầu Một chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.