Đau tinh hoàn khi nào nên gặp bác sĩ.
Ngày đăng: 24/05/2021
Đã khi nào bạn trải qua cảm giác đau phần dưới tinh hoàn từ nhẹ cho đến đau dữ dội? Cơn đau tinh hoàn từ dưới phần rốn sau đó lan lên bụng, kèm theo cảm giác nóng sốt, buồn nôn, chóng mặt,… Bạn có biết nguyên nhân vì sao gây nên triệu chứng này và khi nào đau tinh hoàn nên đến gặp bác sĩ? Hãy xem qua bài viết dưới đây để có câu trả lời.
Xem thêm: Đau tinh hoàn và đau lưng là dấu hiệu của bệnh gì?
Đau tinh hoàn là gì và cách chữa?
Đau tinh hoàn là tình trạng đau xảy ra xung quanh hoặc ở trong một hay hai tinh hoàn. Đôi khi cơn đau có thể xuất phát từ háng hoặc bụng và lan xuống tinh hoàn.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau tinh hoàn mà các bác sĩ sẽ có nhiều phương pháp chữa trị khác nhau đó có thể là sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc can thiệp phẫu thuật để điều chỉnh lại tinh hoàn nếu bạn bị xoắn tinh hoàn, phẫu thuật để giảm dịch tích tụ trong tinh hoàn.
Nguyên nhân gây đau tinh hoàn là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau ở tinh hoàn, đôi khi nó chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường của nam giới như dương vật cương cứng quá lâu, thủ dâm quá nhiều ảnh hưởng đến tinh hoàn. Hiện tượng này không cần điều trị.
Tuy nhiên, đau ở bìu cũng có thể liên quan đến các tình trạng sức khỏe khác, như xoắn tinh hoàn hoặc bệnh lây qua đường tình dục, đây một vấn đề y tế cần được điều trị khẩn cấp.
Viêm mào tinh hoàn.
Viêm mào tinh hoàn là tình trạng nhiễm trùng ở mào tinh hoàn, với các triệu chứng sau: Bìu ấm khi chạm vào, đau ở vùng bìu tăng dần, sưng.
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục, như chlamydia và lậu, có thể gây viêm mào tinh hoàn. Nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể dẫn đến bệnh. Để điều trị viêm mào tinh hoàn, thuốc kháng sinh là biện pháp chủ yếu được sử dụng để điều trị tình trạng viêm này.
Giãn mạch thừng tinh.
Đau tinh hoàn do giãn thừng mạch tinh, đây là bệnh lành tính và thường có biểu hiện chính như sau: Các cơn đau xuất hiện sau khi vận động mạnh hoặc chơi thể thao, kéo dài vài giờ rồi khỏi, và thường đau tinh hoàn về đêm hoặc buổi chiều tối.
Thoát vị.
Thoát vị xảy ra khi mô đẩy qua một khu vực yếu của cơ bụng. Thoát vị bẹn là loại thoát vị có thể đè vào bìu, gây đau và sưng tinh hoàn. Để giúp giảm đau, các bác sĩ có thể đẩy thoát vị bẹn trở lại vị trí ban đầu. Nếu không hiệu quả, họ có thể làm phẫu thuật để sửa chữa thoát vị.
Sỏi thận.
Sỏi thận có thể gây đau lan tỏa đến tinh hoàn. Đối với các sỏi thận nhỏ, bác sĩ có thể sẽ để cơ thể người bệnh tự thải ra ngoài. Tuy nhiên, nếu sỏi to không thể thải ra ngoài bằng đường tiểu thì bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp điều trị như phẫu thuật để loại bỏ sỏi hoặc sóng xung kích để phá vỡ sỏi.
Viêm tinh hoàn.
Viêm mào tinh hoàn nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm tinh hoàn. Các triệu chứng của viêm tinh hoàn có thể bao gồm: Mệt mỏi, sốt, buồn nôn, đau tinh hoàn, sưng ở một hoặc cả hai tinh hoàn, nôn.
Phương pháp điều trị viêm tinh hoàn phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Nếu nguyên nhân là do virus, họ có thể đề nghị các phương pháp điều trị hỗ trợ, chẳng hạn như thuốc giảm đau không kê đơn, nghỉ ngơi và kê cao bìu.
Xoắn tinh hoàn.
Xoắn tinh hoàn là một tình trạng y tế nghiêm trọng xảy ra khi tinh hoàn xoắn quanh dây tinh trùng. Dây tinh trùng mang tinh trùng từ tinh hoàn đến niệu đạo. Xoắn tinh hoàn là tình trạng phổ biến ở nam giới trẻ tuổi, thường là những người dưới 25 tuổi.
Các triệu chứng liên quan đến xoắn tinh hoàn bao gồm: Buồn nôn, nôn, bìu đỏ hoặc sẫm màu, đau đột ngột, dữ dội xảy ra ở một bên của bìu, sưng bìu. Cơn đau do xoắn tinh hoàn không phải lúc nào cũng đột ngột. Một số người sẽ trải qua cơn đau với mức độ nghiêm trọng dần dần trong vài ngày.
Việc điều trị bao gồm phẫu thuật để điều chỉnh xoắn tinh hoàn. Trong một số ít trường hợp, nếu bác sĩ phẫu thuật không thể sửa chữa, họ có thể cắt bỏ tinh hoàn. Thông thường, xoắn tinh hoàn chỉ ảnh hưởng đến một tinh hoàn và thường xảy ra ở bên trái hơn bên phải, do đó việc loại bỏ nó không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người bệnh.
Khối u tinh hoàn.
Một khối u tinh hoàn có thể gây đau và sưng ở vùng tinh hoàn. Các triệu chứng của khối u tinh hoàn có thể giống với một số tình trạng khác ảnh hưởng đến nam giới, chẳng hạn như thoát vị bẹn và viêm mào tinh hoàn. Do đó, bác sĩ sẽ cho làm một số xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng này.
Chấn thương.
Một lực đánh vào tinh hoàn có thể gây ra vết bầm tím, đau và sưng ở khu vực này. Tinh hoàn cũng có thể vỡ hoặc phát triển thành khối tụ máu. Một khối tụ máu xảy ra khi các vũng máu nằm xung quanh tinh hoàn và đè vào nó, ảnh hưởng đến lưu lượng máu. Khi tinh hoàn bị chấn thương bạn cần lập tức đến ngay đến bệnh viện để có sự can thiệp kịp thời.
Xem thêm: Cẩn trọng mặc quần lót gây đau tinh hoàn khi ngồi, chạy, đi lại.
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
Đối với các cơn đau nhẹ, bạn có thể tự điều trị tại nhà mà không cần chữa tại bệnh viện. Các biện pháp tại nhà bao gồm:
- Chườm đá để giảm sưng ở bìu.
- Tắm bằng nước ấm.
- Cuộn tròn một chiếc khăn và đặt dưới bìu trong khi bạn nằm để giúp giảm đau.
Hãy đến gặp bác sĩ nếu:
- Bạn thấy có một cục u ở bìu.
- Bạn sốt.
- Bìu đau, đỏ hoặc ấm khi chạm vào.
- Bạn gần đây có tiếp xúc với người bị quai bị.
Gọi cấp cứu ngay nếu cơn đau tinh hoàn:
- Xuất hiện đột ngột hoặc nghiêm trọng.
- Xảy ra cùng với ói mửa hoặc buồn nôn.
- Do một chấn thương gây ra hoặc bị sưng sau 1 giờ chấn thương.
Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng cũng như tiến hành các xét nghiệm nếu cần thiết để xác định nguyên nhân. Sau khi đã xác định chính xác nguyên nhân gây đau, họ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị như:
- Kháng sinh điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn.
- Phẫu thuật để điều chỉnh lại tinh hoàn nếu bạn bị xoắn tinh hoàn.
- Thuốc giảm đau.
- Phẫu thuật để giảm dịch tích tụ trong tinh hoàn.
Xem thêm: Đau âm ỉ tinh hoàn sau khi thủ dâm.
Địa chỉ khám chữa tinh hoàn uy tín, an toàn hiện nay.
Nếu có nhu cầu thăm khám, bạn có thể tìm đến các bệnh viện công có uy tín như Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Gia Định, Bệnh viện Đại Học Y Dược, Bệnh Viện Chợ Rẫy, ...
Tuy nhiên, hạn chế của các bệnh viện công mà bạn thường gặp đó chính là giờ giấc khám bệnh không linh hoạt, tình trạng chờ đợi, đông đúc, thời gian xét nghiệm và trả kết quả lâu, … đều là những nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người khám bệnh.
Để giảm bớt tình trạng ở các bệnh viện công hiện nay các phòng khám tư được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu thăm khám của người dân. Phòng khám tư sở hữu những ưu điểm như:
- Cơ sở hiện đại, sạch sẽ.
- Chăm sóc bệnh nhân nhiệt tình, chuyên nghiệp.
- 1 Bác sĩ – 1 bệnh nhân.
- Đội ngũ bác sĩ đầu vào sàng lọc với tiêu chuẩn cao, không qua quan hệ.
- Trang thiết bị y tế nhập khẩu.
Phòng khám Đa Khoa Nguyễn Trãi - Thủ Dầu Một tại địa chỉ 303 Đại Lộ Bình Dương, P. Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một là một địa chỉ thăm khám đau tinh hoàn uy tín và chất lượng tại Bình Dương.
Phòng khám quy tụ đội ngũ bác sĩ đầu ngành, giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, bệnh nhân sẽ được thăm khám trực tiếp bởi các bác sĩ và chuyên gia đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám nam khoa và đã từng công tác tại các bệnh viện lớn, được tư vấn các gói khám và liệu trình điều trị phù hợp với tình trạng bệnh, được lắng nghe các lời khuyên để phòng tránh bệnh của các chuyên gia.
Phòng khám còn đảm bảo tất cả những yếu tố cần thiết về trang thiết bị phục vụ cho quá trình khám chữa bệnh và đặc biệt được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động. Đồng thời, tất cả chi phí về dịch vụ khám chữa bệnh đều được công khai minh bạch theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Y Tế.
Đội ngũ nhân viên tại phòng khám luôn tận tình chăm sóc bệnh nhân khi đến khám chữa bệnh, giải tỏa được nỗi lo khi khám nam khoa và đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
Hơn cả sự yên tâm, lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh tại phòng khám, khách hàng còn nhận về sự hài lòng. Phòng khám Đa Khoa Thủ Dầu Một không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và luôn lắng nghe cố gắng hoàn thiện bản thân mình để tạo nên một môi trường thăm khám kín đáo, giúp giảm thiểu tối đa tâm lý lo lắng e ngại của cánh mày râu.
Mọi thắc mắc cần tư vấn về dịch vụ tại Phòng khám Thủ Dầu Một vui lòng liên hệ qua số hotline 0908 522 700 hoặc nhấn vào link để được tư vấn miễn phí TẠI ĐÂY.
Lưu ý các bài viết của Đa khoa Thủ Dầu Một chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.