Đau tinh hoàn sau mổ thoát vị bẹn.
Ngày đăng: 22/05/2021
Đau tinh hoàn là một trong những biến chứng sớm sau khi mổ thoát vị bẹn. Do đó, sau mổ thoát vị bẹn, người bệnh cần được theo dõi, chăm sóc chu đáo, đúng cách để phòng ngừa những biến chứng xấu sau phẫu thuật. Dưới đây là những biến chứng có thể gặp và cách để giảm những biến chứng sau phẫu thuật thoát vị bẹn.
Xem thêm: Lưu ý phòng tránh đau tinh hoàn khi chơi thể thao.
Thoát vị bẹn là gì, điều trị thoát vị bẹn?
Thoát vị bẹn là tình trạng các tạng trong ổ bụng chui qua ống bẹn hay các điểm yếu tự nhiên của thành bụng vùng trên nếp bẹn xuống dưới da hoặc xuống vùng bìu. Thoát vị bẹn được gây ra khi có sự kết hợp của 2 yếu tố: Yếu cơ thành bụng và tăng áp lực xảy ra tại chỗ thoát vị.
Những người có nguy cơ mắc thoát vị bẹn là người cao tuổi có các cơ thành ổ bụng yếu, những người hay làm việc nặng nhọc, người táo bón kéo dài do áp lực thường xuyên tại ổ bụng cao.... Ngoài ra, những người mắc các bệnh như u nang thừng tinh, tràn dịch tinh mạc... có nguy cơ cao mắc thoát vị bẹn hơn những người bình thường.
Phương pháp điều trị duy nhất cho bệnh lý này là phẫu thuật. Khuynh hướng hiện nay là giải quyết sớm khi phát hiện bệnh để đề phòng biến chứng nghẹt.
Đau tinh hoàn sau mổ thoát vị bẹn và các biến chứng thường gặp.
Phẫu thuật thoát vị bẹn là loại phẫu thuật khá phổ biến và hầu như rất ít rủi ro. Tuy nhiên, thực tế vẫn có khoảng 10% trường hợp thoát vị trở lại tại một số điểm sau khi phẫu thuật và tỷ lệ nhỏ xuất hiện các biến chứng sau khi mổ. Trong đó,
Biến chứng sớm:
- Chảy máu sau phẫu thuật;
- Tụ huyết và dịch ở bìu ảnh hưởng tới việc cung cấp máu đến tinh hoàn;
- Sưng đau và bầm tím tinh hoàn (ở nam giới);
- Đau và tê ở vùng bẹn do một dây thần kinh bị hư hỏng hoặc bị mắc kẹt trong khi phẫu thuật;
- Thiệt hại cho các ống dẫn tinh;
- Nhiễm khuẩn vết mổ;
- Nghẹt tinh hoàn do nghẹt thừng tinh.
Với những trường hợp người bệnh ngoài 50 tuổi hoặc đang mắc các bệnh khác kèm theo như bệnh tim mạch hoặc bệnh lý về hô hấp nguy cơ gặp các biến chứng sau mổ thoát vị bẹn sẽ cao hơn.
Biến chứng muộn:
- Thoát vị tái phát: Biến chứng này hay gặp ở người già, thoát vị bẹn trực tiếp.
- Đau kéo dài: Đau thường sẽ giảm dần đi sau 2 năm. Biến chứng này hay gặp trong phương pháp phẫu thuật mở qua đường trực tiếp phía trước.
- Teo tinh hoàn và giảm khả năng sinh dục: Do chèn ép lên các mạch máu nuôi dưỡng thừng tinh và tinh hoàn dẫn đến thiếu dưỡng, tổn thương.
Làm thế nào để giảm biến chứng sau mổ thoát vị bẹn?
Mặc dù biến chứng sau mổ thoát vị bẹn có thể xảy ra ở bất cứ người nào nhưng người bệnh có thể giảm thiểu rủi ro gặp biến chứng bằng cách:
Phẫu thuật thoát vị bẹn sớm: Nếu được điều trị kịp thời và đúng phương pháp sẽ giúp làm tăng cơ hội chữa trị thành công, giảm thiểu rủi ro gặp biến chứng cũng như rút ngắn thời gian nằm viện, nghỉ ngơi.
Lựa chọn địa chỉ phẫu thuật uy tín: Khi phẫu thuật thoát vị bẹn tại các bệnh viện uy tín người bệnh sẽ được phẫu thuật trực tiếp với đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp hạn chế biến chứng sau mổ thoát vị bẹn.
Chăm sóc hậu phẫu: Sau phẫu thuật, người bệnh cần được chăm sóc, vệ sinh vết mổ, thay băng sạch sẽ hàng ngày sẽ giúp hạn chế biến chứng viêm nhiễm.
Ăn uống và sinh hoạt đúng cách: Người bệnh sau mổ thoát vị bẹn cần chú ý ăn tăng cường đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể; nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh (bạn nên hỏi bác sĩ phụ trách cho bạn chi tiết về thời điểm có thể tiếp tục các hoạt động thể thao, lao động nặng và bê vác).
Tái khám theo đúng lịch hẹn: Thông thường bác sĩ hẹn tái khám khoảng 7 – 10 ngày sau khi mổ. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem đường mổ thoát vị bẹn đã lành hoàn toàn chưa.
Xem thêm: Đau tinh hoàn đôi khi chỉ là dấu hiệu sinh lý.
Những lưu ý khi mổ thoát vị bẹn?
Sau ca mổ, để có thời gian phục hồi tốt nhất, người bệnh nên nghỉ ngơi tại nhà, và có chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng phù hợp với thể trạng. Sau mổ thoát vị bẹn, người bệnh không cần kiêng bất cứ đồ ăn gì nhằm cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết để cơ thể phát triển bình thường. Tuy nhiên nên lưu ý các điểm sau đây:
- Không nên ăn quá no một lúc;
- Nếu vết mổ còn phù nề, tạm thời người bệnh không ăn đồ nếp đến khi hết phù;
- Uống nhiều nước để cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể;
- Hạn chế tiêu thụ các sản phẩm được chế biến từ sữa như pho mát, bơ, kem... Nên lựa chọn một chế độ ăn uống giàu chất xơ (chất xơ nên được bổ sung từ từ sau khi phẫu thuật thoát vị bện, nếu không sẽ gây chướng bụng, đầy hơi và khó chịu);
- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi giàu chất xơ và vitamin dồi dào cho cơ thể, để không bị táo bón. Nếu bị táo bón có thể dùng thuốc thụt chứ không nên cố gắng rặn vì có thể khiến tình trạng thoát vị bẹn trở lại;
- Nên kiêng cay, bia rượu.
Địa chỉ điều trị các vấn đề liên quan đến tinh hoàn ở nam giới.
Phòng khám Đa Khoa Nguyễn Trãi - Thủ Dầu Một địa chỉ 303 Đại Lộ Bình Dương, P. Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một.
Hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế, bệnh viện tiếp nhận thăm khám các vấn đề liên quan đến bất thường ở tinh hoàn và chữa trị các bệnh liên quan đến nam khoa cho nam giới, trong đó Phòng khám Đa khoa Thủ Dầu Một là địa điểm được nhiều người biết đến. Đây là một trong những cơ sở y tế có uy tín, chất lượng tốt tại Bình Dương, được nhiều người tin tưởng khám và chữa trị bệnh tại đây.
Ngoài đội ngũ bác sĩ chuyên ngành, được đào tạo bài bản, có chuyên môn sâu, cơ sở vật chất, khang trang, sạch sẽ, hệ thống thiết bị y tế, hiện đại thì chi phí của điều trị tại phòng khám đều đảm bảo dựa trên tình trạng, mức độ của bệnh nhân mắc phải, phòng khám không kê khai thêm bất cứ chi phí nào khác.
Ngoài việc khám và điều trị các bệnh liên quan đến nam khoa, Phòng khám cũng là nơi tiếp nhận và chữa khỏi nhiều người bệnh liên quan đến các bệnh về phụ khoa, viêm nhiễm, ngứa vùng kín, ...
Để được hỗ trợ thêm quý khách liên lạc với chúng tôi qua số hotline 0908 522 700 hoặc đường link tư vấn chat với bác sĩ trực tuyến miễn phí TẠI ĐÂY. Cảm ơn bạn đã dành thời gian tham khảo bài viết “Đau tinh hoàn sau mổ thoát vị bẹn”. Hy vọng bạn có thêm những kiến thức hữu ích cho riêng mình.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Các bài viết của Phòng khám Thủ Dầu Một chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.