Đi tiểu ra máu là bệnh gì ở nam giới.
Ngày đăng: 25/06/2022
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng tiểu máu ở nam giới với tiên lượng và cách điều trị khác nhau. Vậy đi tiểu ra máu ở nam giới là bệnh gì và điều trị như thế nào? Đọc tiếp bài viết sau đây sẽ giúp bạn có câu trả lời.
Xem thêm: Ngăn ngừa hói đầu ở nam giới.
Tiểu ra máu là như thế nào?
Theo góc nhìn y khoa, hình thái, màu sắc của nước tiểu sẽ phản ánh chân thật về tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn.
Tùy vào chế độ ăn uống hàng ngày cũng như tình trạng sức khỏe mà liều lượng và màu sắc nước tiểu sẽ có những điểm khác biệt. Ví dụ như nước tiểu màu vàng đậm thường là do thiếu nước, màu da cam là do sử dụng các loại thuốc như rifampin,…
Vì thế, nước tiểu sẽ có những màu sắc nhất định và một khi chúng thay đổi thì có thể thấy được những điểm bất thường đang xảy ra trong cơ thể..
Trong đó tiểu ra máu ở nam giới lại là một dấu hiệu của bệnh lý mà bạn cần hiểu rõ, lúc này trong nước tiểu có lẫn các tế bào hồng cầu dẫn đến nước tiểu có màu đỏ. Khi đi tiểu thì bệnh nhân thường gặp cảm giác nóng rát, đau buốt khó chịu.
Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu ra máu ở nam giới.
Nhiễm trùng đường tiết niệu.
Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo, đây là một nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đi tiểu ra máu ở nam giới.
Ngoài việc xuất hiện máu trong nước tiểu, các triệu chứng khác của nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm:
- Cảm giác muốn đi tiểu luôn với tần suất liên tục;
- Đau hoặc rát ở niệu đạo;
- Nước tiểu đục, có mùi khó chịu.
Sỏi thận và sỏi bàng quang.
Thông thường, sỏi thận nhỏ có thể theo dòng nước tiểu đi xuống bàng quang rồi thải ra ngoài khi bệnh nhân đi tiểu. Tuy nhiên, với viên sỏi lớn hơn có thể bị kẹt lại trong thận, bàng quang hay ở nơi khác trong đường ống dẫn nước tiểu gây ra các triệu chứng như:
- Đái ra máu;
- Đau vùng thắt lưng và 2 bên hông;
- Buồn nôn hoặc nôn mửa;
- Đôi khi kèm theo sốt và ớn lạnh;
- Nước tiểu đục hoặc có mùi khó chịu.
Do tập thể dục quá sức.
Tiểu máu sau gắng sức là tình trạng xuất hiện máu trong nước tiểu xảy ra sau khi bạn tập thể dục với cường độ mạnh. Nếu bạn không bù nước đúng cách trong khi tập thể dục sẽ làm tăng nguy cơ tiểu máu.
Tuy nhiên, tình trạng này không đáng lo ngại, nó thường tự khỏi trong vòng 3 ngày. Nếu như tình tình trạng đái máu nào kéo dài hơn 2 tuần, bạn nên đi khám để có biện pháp xử lý kịp thời.
Phì đại tiền liệt tuyến.
Phì đại tiền liệt tuyến có thể gây chèn ép niệu đạo làm cho việc đi tiểu của bạn gặp khó khăn. Bàng quang có thể bù lại bằng cách tăng co bóp nhiều hơn để giải phóng nước tiểu.
Tình trạng này có thể dẫn đến tổn thương đường tiết niệu và gây chảy máu.
Phì đại tiền liệt tuyến gây ảnh hưởng đến khoảng 50% nam giới ở độ tuổi 51- 60 và 90% ở những người trên 80 tuổi.
Đặt ống thông tiểu.
Trong một số trường hợp, nguyên nhân đi tiểu ra máu ở nam giới có thể do chấn thương, phẫu thuật hoặc do bệnh lý. Những trường hợp này cần đặt ống thông tiểu vào bàng quang để giúp lưu thông nước tiểu ra ngoài. Trong quá trình đặt ống thông tiểu, có thể gây tổn thương niệu đạo và dẫn tới việc đái ra máu.
Ống thông tiểu có thể đưa vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo dẫn đến tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu liên quan đến ống thông tiểu.
Tổn thương thận.
Cầu thận là những cấu trúc nhỏ trong thận giúp lọc và làm sạch máu. Với bệnh nhân bị viêm cầu thận, có nghĩa là thận đang bị tổn thương không thể loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm cầu thận có thể dẫn đến suy thận.
Viêm cầu thận mãn tính thường phát triển chậm. Trong những năm đầu của bệnh, một số bệnh nhân không gặp các triệu chứng nào. Sau đó khi cầu thận bị tổn thương nhiều sẽ có các triệu chứng:
- Đái ra máu;
- Protein trong nước tiểu;
- Phù mặt hoặc phù ở mắt cá chân;
- Thường xuyên đi tiểu đêm ;
- Nước tiểu sủi bọt.
Do thuốc.
Một số loại thuốc có thể gây tiểu máu, bao gồm:
- Thuốc chống đông máu: Các loại thuốc này giúp ngăn ngừa hình thành huyết khối, nhưng một số loại thuốc như là Warfarin và Aspirin có thể gây ra tình trạng có máu trong nước tiểu.
- Thuốc chống viêm không steroid: Nếu bạn sử dụng những loại thuốc này trong thời gian dài có thể làm tổn thương thận và khiến máu xuất hiện trong nước tiểu.
- Cyclophosphamide và ifosfamide: Đây là các loại thuốc hóa trị có thể gây viêm bàng quang xuất huyết, với các triệu chứng như đái ra máu, đau bàng quang và kích thích hệ tiết niệu.
- Senna: Việc sử dụng thuốc nhuận tràng này lâu dài có thể dẫn đến tiểu máu.
Ung thư tuyến tiền liệt.
Ung thư tuyến tiền liệt nếu được chẩn đoán và điều trị sớm thì thường có thể chữa được. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu của bệnh các triệu chứng thường xuất hiện rất ít, chính vì vậy điều quan trọng là cần phải thực hiện các xét nghiệm sàng lọc thường xuyên.
Xem thêm: Nguyên nhân đi tiểu nhiều lần trong ngày ở nam giới.
Ung thư bàng quang.
Đột ngột giảm cân không rõ nguyên nhân cùng với sự thay đổi đổi màu nước tiểu và thói quen đi tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư bàng quang. Ở giai đoạn đầu của ung thư bàng quang, có thể có rất ít triệu chứng. Dấu hiệu sớm nhất thường là có máu trong nước tiểu.
Một số bệnh nhân có thể nhận thấy sự đổi màu nước tiểu. Đối với những bệnh nhân khác, vệt máu chỉ có thể được phát hiện khi tiến hành xét nghiệm nước tiểu.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân gây tiểu ra máu ở nam giới, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này. Trong trường hợp cảm thấy cơ thể có những bất thường, hoặc có hiện tượng đi tiểu ra máu, hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên môn để được các bác sĩ tại đây kiểm tra, chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị hiệu quả.
Thăm khám nam khoa tại Phòng khám Đa khoa Thủ Dầu Một.
Phòng khám Đa khoa Thủ Dầu Một luôn thay đổi và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đem đến cho người bệnh chất lượng tốt nhất. Đến với Phòng khám bệnh nhân sẽ hoàn toàn yên tâm khi:
- Hoạt động dưới sự quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền.
- Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng, tiện lợi.
- Phương pháp điều trị tiên tiến, đa dạng.
- Trang thiết bị y tế hiện đại và luôn được khử trùng sau mỗi lần thăm khám.
- Đội ngũ bác sĩ, chuyên viên y tế có tay nghề, giàu kinh nghiệm.
- Thông tin bệnh án được bảo mật tuyệt đối.
Bệnh nhân có nhu cầu thăm khám có thể đến trực tiếp phòng khám tại địa chỉ 303 Đại Lộ Bình Dương, P. Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một, hoặc số hotline 0908 522 700 hoặc đường link tư vấn chat trực tuyến miễn phí TẠI ĐÂY.
Lưu ý các bài viết của Đa khoa Thủ Dầu Một chỉ có giá trị tham khảo không thay thế cho việc thăm khám chữa bệnh. Nếu có nhu cầu khám, chữa bệnh, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên môn để được tư vấn và điều trị.