Khám vô sinh hiếm muộn như thế nào, ở đâu?
Ngày đăng: 16/06/2021
Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin chung về quy trình và nội dung khám vô sinh hiếm muộn, giúp bạn đọc hiểu được khám vô sinh hiếm muộn là khám như thế nào, nội dung khám từ đó có thể chuẩn bị tâm lý tốt nhất trước khi đi đến quyết định thăm khám.
Xem thêm: Vô sinh có di truyền không?
Khi nào thì nên khám vô sinh hiếm muộn?
Các cặp vợ chồng nên đến thăm khám vô sinh hiếm muộn nếu như có nhu cầu và mong muốn có con nhưng chưa thể thực hiện được dù đã sau 12 tháng quan hệ, không dùng biện pháp tránh thai hoặc các cặp đôi quan tâm đến sức khỏe sinh sản, vô sinh hiếm muộn mong muốn được thăm khám và lắng nghe tư vấn từ các chuyên gia trước khi kết hôn..
Khi thăm khám vô sinh, tốt nhất là cả vợ và chồng nên đến gặp bác sĩ cùng nhau để được bác sĩ đưa ra lời khuyên và thực hiện một số đánh giá sơ bộ.
Khám vô sinh hiếm muộn như thế nào?
Bước 1: Khám tổng quát.
Các bác sĩ sẽ hỏi những thông tin như:
- Tuổi tác, nghề nghiệp, nơi ở,…;
- Thời gian chung sống và tần suất quan hệ của hai vợ chồng;
- Tiền sử mang thai, sẩy, nạo phá thai, sinh đủ tháng hay thiếu tháng, có gặp tình ;trạng mang thai ngoài tử cung hay không,…;
- Khả năng giao hợp, tần suất, tình trạng xuất tinh và những khó khăn gặp phải;
- Tiền sử mắc các bệnh nội ngoại khoa, các bệnh liên quan đến chức năng sinh sản tiền sử phẫu thuật và các thuốc đang dùng hiện tại;
- Thời gian mong muốn có con và quá trình đã điều trị trước đây.
Đặc biệt quan tâm tới những thông tin sau của người vợ:
- Tuổi bắt đầu hành kinh, tính chất kinh nguyệt, thời gian của mỗi kỳ kinh, lượng kinh nhiều hay ít, có đau bụng khi hành kinh không.;
- Tiền sử viêm nhiễm sinh dục và cách điều trị;
- Tiền sử mắc các bệnh lý phụ khoa hay các phẫu thuật vùng tiểu khung.
Lưu ý: Bạn cần cung cấp thông tin chính xác để bác sĩ có thể giúp bạn được tốt nhất.
Bước 2: Khám lâm sàng.
Về phía người vợ, cần khám:
- Quan sát về toàn thân: Tầm vóc, lông, tóc, mức độ phát triển của vú, các đặc điểm của bộ phận sinh dục,…;
- Khám phụ khoa: Sử dụng một số công cụ hỗ trợ kết hợp với thăm khám trực tiếp nhằm phát hiện những tổn thương về đường sinh dục chủ yếu là tình trạng viêm nhiễm và các khối u phụ khoa.
Về phía người chồng, cần khám:
- Quan sát về toàn thân: Tầm vóc, tính chất sinh dục phụ như lông, tóc, giọng nói;
- Tiền sử, bệnh sử có liên quan đến việc nhiễm sinh dục, tiền sử quai bị, … Đối với quai bị cần lưu ý hỏi về tuổi mắc bệnh trước dậy thì hay sau tuổi dậy thì, có viêm tinh hoàn kèm theo không.
Bước 3: Cận lâm sàng.
Về phía người vợ: Do đặc thù cơ quan sinh dục nữ có cấu tạo phức tạp hơn nam giới nên việc khám cận lâm sàng ở nữ giới sẽ nhiều nội dung hơn so với người nam:
- Xét nghiệm máu toàn bộ;
- Xét nghiệm đường huyết;
- Xét nghiệm VDRS tìm kháng thể giang mai;
- Xét nghiệm nội tiết tố sinh dục nữ: FSH, SH, Estradiol, PRL, Progesterone;
- Hormone tuyến giáp: T3, T4, TSH;
- Thử nghiệm vitamin B12 và vitamin D3;
- Xét nghiệm Prolactin;
- Sàng lọc ung thư cổ tử cung;
- Soi và nuôi cấy nước tiểu, huyết trắng tìm sự viêm nhiễm;
- Siêu âm tử cung và phần phụ khảo sát dị tật, bất thường về cấu trúc;
- Chụp cản quang tử cung- vòi trứng;
- Nội soi buồng tử cung, ổ bụng nếu có nghi ngờ sai lệch về giải phẫu, cấu trúc, tắc nghẽn;
- Xét nghiệm rụng trứng, dự trữ buồng trứng đánh giá chất lượng.
Về phía người chồng: Đa số các xét nghiệm sẽ liên quan đến số lượng và chất lượng tinh trùng:
- Xét nghiệm nội tiết: Định lượng nội tiết tố như LH, FSH, testosteron,…;
- Xét nghiệm tinh dịch;
- Khảo sát bìu, tinh hoàn, thừng tinh qua siêu âm, chụp đường dẫn tinh;
- Sinh thiết tinh hoàn, mào tinh, thừng tinh tìm sự hiện diện của tinh trùng trong trường hợp mẫu tinh dịch vô tinh;
- Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ;
- Siêu âm đánh giá cấu trúc tuyến tiền liệt , túi tinh, ống phóng tinh và tình trạng tắc nghẽn.
Vô sinh ảnh hưởng rất lớn tới tinh thần người bệnh cũng như cuộc sống hôn nhân. Vì vậy việc thăm khám vô sinh ở cả nam và nữ là thực sự cần thiết để xác định tình trạng sức khỏe sinh sản ở thời điểm hiện tại và kịp thời có biện pháp hay liệu trình điều trị phù hợp và đạt hiệu quả cao.
Xem thêm: Uống kháng sinh nhiều có bị vô sinh không?
Khám vô sinh hiếm muộn ở đâu?
Bạn có thể đến các cơ sở y tế công để được thăm khám vô sinh hiếm muộn như: Bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Hùng Vương, bệnh viện Từ Dũ. Ngoài ra, nếu bạn không muốn mất thời gian chờ đợi thì các phòng khám tư nhân hiện nay cũng được cấp phép thực hiện các hoạt động thăm khám vô sinh.
Phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi - Thủ Dầu Một, địa chỉ 303 Đại Lộ Bình Dương, P. Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một là một lời gợi ý tuyệt vời dành cho bạn. Với mong muốn mọi người dân Việt Nam đều có thể được tiếp cận khám và điều trị theo chuẩn quốc tế, Phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi - Thủ Dầu Một không ngừng nỗ lực đầu tư về trang thiết bị lẫn đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp.
Phòng khám đảm bảo tất cả những yếu tố thiết yếu về trang thiết bị phục vụ cho quá trình khám chữa bệnh và đặc biệt được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động. Đồng thời, tất cả chi phí về dịch vụ khám chữa bệnh đều được công khai minh bạch theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Y Tế.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua số hotline 0908 522 700 hoặc bạn cũng có thể tư vấn chat với bác sĩ trực tuyến miễn phí TẠI ĐÂY.
Lưu ý các bài viết của Đa khoa Thủ Dầu Một chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.