Nguyên nhân đau bụng dưới rốn ở giữa nam giới.
Ngày đăng: 12/05/2022
Nhiều nam giới thường chủ quan khi nghĩ rằng đau bụng dưới rốn chỉ là những triệu chứng bình thường. Tuy nhiên nếu hiện tượng đau bụng dưới rốn và vùng xung quanh xảy ra thường xuyên thì bạn không nên chủ quan.
Xem thêm: 4 cách chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam giới.
Thế nào là đau bụng dưới rốn?
Bụng được phân chia thành 9 vùng do hai đường thẳng đi từ giữa xương đòn đi xuống cắt vuông góc với 2 đường ngang mà đường ngang thứ nhất tạo bởi đường nối hai gai chậu trước trên và đường ngang thứ hai nối điểm cắt của đường thẳng với hai bờ sườn. Gồm các vùng sau:
- Vùng trên rốn ( thượng vị) gồm có các cơ quan: Dạ dày, gan trái, tụy, đại tràng ngang;
- Vùng quanh rốn tương ứng với ruột non;
- Vùng dưới rốn tương ứng với bàng quang, tử cung, trực tràng;
- Vùng dưới sườn phải tương ứng với tá tràng, túi mật, gan , thận phải;
- Vùng mạng sườn phải tương ứng với đại tràng lên, niệu quản phải;
- Vùng hố chậu phải tương ứng với ruột thừa, manh tràng, phần phụ phải;
- Vùng dưới sườn trái tương ứng với đuôi tụy, lách, đại tràng góc lách, thận trái;
- Vùng mạng sườn trái tương ứng với đại tràng xuống và niệu quản trái;
- Vùng hố chậu trái tương ứng với đại tràng Sigma, phần phụ trái.
Phần bụng dưới nam giới (bao gồm dưới rốn) chứa các cơ quan quan trọng bao gồm:
- Đại tràng sigma, manh tràng;
- Trực tràng;
- Ruột thừa;
- Niệu quản dưới, bàng quang, tiểu khung.
Vì vậy, một khi bất kỳ cơ quan nào thuộc phần bụng dưới gặp vấn đề thì đều thể hiện bằng triệu chứng đau bụng.
Lưu ý với một số trường hợp khi cùng một lúc có hơn một bộ phận trong bụng dưới bị đau, chúng tác động qua lại và gây nên đau bụng dưới (ví dụ như chèn ép bàng quang gây viêm và cả hai bệnh đều gây đau bụng dưới).
Nguyên nhân đau bụng dưới rốn ở giữa nam giới.
Nguyên nhân do ruột già (đại tràng).
- Viêm túi thừa: Bạn đang mắc viêm túi trong thành ruột nếu có cơn đau dữ dội kèm theo co thắt phía bên trái dạ dày, phân có máu, sốt;
- Viêm ruột thừa: Khi ruột thừa bị viêm, người bệnh sẽ cảm đau âm ỉ rồi nặng dần từ phần bụng trên xuống dưới, kèm theo triệu chứng chướng bụng, chán ăn, buồn nôn, ói mửa, sốt, đau khi tiểu tiện.
- Hội chứng ruột kích thích (IBS): Ngoài đau bụng, người bị hội chứng IBS còn kèm theo các triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón, đầy hơi, ợ chua, co thắt dạ dày, nhu động ruột từng cơn.
- Bệnh viêm ruột (IBD): Viêm ruột có thể gây ra bệnh Crohn và loét kết tràng. Đây có thể là nguyên nhân của cơn đau bụng dưới nếu kèm theo đầy hơi, phân có máu, sụt cân.
- Thoát vị bẹn: Thoát vị bẹn là hiện tượng các cơ quan nhô ra khỏi vùng cơ và mỡ xung quanh. Nếu cơn đau vùng bụng dưới kèm theo dấu hiệu sưng rõ rệt, khi di chuyển, cảm giác nặng nề ở bụng, ợ nóng.
Nguyên nhân do tiết niệu.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI): Nhiễm trùng xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo rồi vào bàng quang. Một người có thể bị UTI nếu ngoài đau vùng bụng dưới còn kèm theo các triệu chứng khác như nước tiểu đục hoặc sẫm màu, đau hoặc rát khi đi tiểu, tiểu liên tục, đau bụng.
- Bí tiểu cấp: Là tình trạng bàng quang không thải bỏ được nước tiểu, ngoài cảm giác đau còn có các triệu chứng khác đi cùng như không đi tiểu được, rò rỉ nước tiểu nhưng không thể tiểu tiện.
- Sỏi bàng quang: Nếu đau bụng dưới kèm theo các biểu hiện tiểu có máu, đau hoặc nóng rát khi đi tiểu, tiểu khó hoặc dòng nước không đều, nước tiểu đục hoặc sẫm màu thì có thể bạn đang bị sỏi bàng quang.
- Ung thư bàng quang: Ung thư bàng quang xảy ra khi tồn tại các tế bào bất thường phát triển trong bàng quang. Ngoài đau vùng bụng dưới, các triệu chứng khác bao gồm nước tiểu màu hồng, cam hoặc đỏ sẫm, đau hoặc nóng rát khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên, không thể đi tiểu, bàn chân sưng, đau nhức.
Xem thêm: 4 loại trái cây tốt cho sức khỏe nam giới.
Do các bệnh lý phụ khoa ở nam giới.
- Xoắn tinh hoàn: Đau bụng dưới đột ngột và dữ dội do thừng tinh bị xoắn quanh tinh hoàn. Các triệu chứng khác bao gồm tinh hoàn sưng to, nhạy cảm tại vùng tinh hoàn, bầm tím.
- Viêm tuyến tiền liệt: Hiện tượng sưng hoặc viêm tuyến tiền liệt có khả năng gây đau vùng bụng dưới nếu xuất hiện đau lưng, đau quanh gốc dương vật, khó tiểu, sốt, ớn lạnh, buồn nôn hoặc đau nhức, tinh dịch có máu kèm theo.
Có thể thấy nguyên nhân đau bụng dưới rốn là rất đa dạng và không dễ để nhận biết đâu mới là nguyên nhân thực sự dẫn tới đau bụng. Do vậy cách tốt nhất là nên đi khám bác sĩ nếu trình trạng đau bụng dưới bao gồm dưới rốn và các vùng xung quanh xảy ra thường xuyên. Dựa vào tính chất và vị trí cơn đau mà có thể xác định là do các bệnh về cơ quan sinh dục, đường tiết niệu hay đường ruột, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Thăm khám sức khỏe định kỳ uy tín tại Bình Dương.
Tọa lạc tại địa chỉ 303 Đại Lộ Bình Dương, P. Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một được đánh giá là một trong những cơ sở khám, chữa bệnh các bệnh nam khoa, phụ khoa uy tín hiện nay tại Bình Dương mà bạn có thể tham khảo xem xét lựa chọn.
Phòng khám hội tụ nhiều ưu điểm như:
- Hoạt động công khai, minh bạch, được Sở Y Tế cấp phép và giám sát hoạt động.
- Bác sĩ chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm, tận tâm với nghề.
- Cơ sở vật chất được đầu tư hiện đại, sạch sẽ.
- Chi phí rõ ràng, thông báo trước khi tiến hành điều trị.
- Quy trình khám bệnh nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết, mong là bài viết đã cung cấp được những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu có gì thắc mắc thì liên hệ ngay số hotline 0908 522 700, hoặc nhấp vào link chat Tại Đây!
Lưu ý các bài viết của Đa khoa Thủ Dầu Một chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.