Nguyên nhân và cách khắc phục đổ mồ hôi đêm ở nam giới.
Ngày đăng: 05/04/2022
Hầu hết các trường hợp đổ mồ hôi đêm không quá nghiêm trọng, tuy nhiên nếu xảy ra thường xuyên thì đó có thể là dấu hiệu tiềm ẩn các bệnh lý. Hãy đi khám để được loại trừ nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời.
Xem thêm: 8 cách chữa viêm bàng quang nam giới.
Nguyên nhân và cách khắc phục đổ mồ hôi đêm ở nam giới.
Nguyên nhân đổ mồ hôi đêm ở nam giới.
Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở người lớn thường liên quan đến một số nguyên nhân phổ biến sau:
Lo lắng hoặc căng thẳng.
Bệnh đổ mồ hôi trộm ở người lớn thường xảy ra nếu bạn đang trải qua tình trạng lo lắng hoặc căng thẳng. Đổ mồ hôi thường nhiều hơn vào ban ngày khi tình trạng lo lắng xảy ra.
Triệu chứng của lo lắng và căng thẳng biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Các dấu hiệu khác cho thấy bạn có thể đang lo lắng hoặc đang bị căng thẳng nhiều bao gồm:
- Lo lắng dai dẳng, sợ hãi và căng thẳng;
- Khó tập trung;
- Nỗ lực để tránh nguồn gốc của lo lắng hoặc căng thẳng;
- Cảm giác sợ hãi không thể giải thích;
- Khó ngủ;
- Hệ thống miễn dịch suy yếu;
- Gặp ác mộng;
- Đau nhức;
- Vấn đề về dạ dày;
- Nhịp thở và nhịp tim nhanh;
- Cáu kỉnh;
- Suy nhược hoặc mệt mỏi;
- Chóng mặt và run rẩy.
Thuốc.
Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là đổ mồ hôi vào ban đêm ở người lớn nhiều, ví dụ như:
- SSRI và thuốc chống trầm cảm;
- Steroid, chẳng hạn như cortisone và prednisone;
- Acetaminophen (Tylenol), aspirin và các loại thuốc giảm đau khác;
- Thuốc chống loạn thần;
- Thuốc điều trị bệnh tiểu đường;
- Thuốc điều trị hormone.
Nhiễm trùng.
Nhiễm trùng cũng có thể gây đổ mồ hôi ban đêm. Mức độ bệnh có thể khác nhau, từ nhiễm vi-rút nhẹ kèm theo sốt nhẹ đến nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.
Một số bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể gồm:
- Bệnh lao, một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn;
- Viêm nội tâm mạc, thường do vi khuẩn và liên quan đến tim;
- Viêm tủy xương, thường do vi khuẩn và liên quan đến xương;
- Brucellosis một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Ung thư.
Đổ mồ hôi ban đêm có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư, nhưng điều này rất hiếm gặp. Hãy nhớ rằng ung thư thường liên quan đến các triệu chứng khác, chẳng hạn như sốt dai dẳng và sụt cân. Những triệu chứng này có thể khác nhau và có thể xảy ra sớm hoặc muộn hơn, tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của bệnh ung thư.
Bệnh bạch cầu và ung thư hạch ( Hodgkin hoặc không Hodgkin ) là hai loại ung thư thường gặp nhất có thể có triệu chứng đổ mồ hôi ban đêm. Ngoài ra, chúng còn gây ra các triệu chứng khác như:
- Cực kỳ mệt mỏi hoặc suy nhược;
- Giảm cân không thể giải thích;
- Ớn lạnh và sốt;
- Sưng hạch bạch huyết;
- Đau trong xương;
- Đau ở ngực hoặc bụng.
Nếu bạn thường xuyên đổ mồ hôi ban đêm, cảm thấy rất mệt mỏi và chảy nước mắt hoặc có các triệu chứng giống như cảm cúm không cải thiện, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe.
Xem thêm: 4 dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở nam giới.
Cách khắc phục đổ mồ hôi đêm ở nam giới.
Để chữa tiết mồ hôi nhiều, bác sĩ sẽ thực hiện các bước giải quyết nguyên nhân cơ bản. Kế hoạch điều trị đề ra sẽ phụ thuộc vào chẩn đoán cụ thể của từng trường hợp.
Ra mồ hôi đêm do lo lắng.
Cần tăng cường các bài tập thể dục thể thao cần thiết, xây dựng thói quen sinh hoạt đều đặn, kết hợp làm việc với nghỉ ngơi.
Về chế độ ăn uống, cần tìm ra những quy tắc ăn kiêng có lợi hay có hại cho bệnh tật của bản thân và thực hiện liệu pháp ăn kiêng phù hợp nhất với bản thân. Nên kiêng ăn đồ cay, nóng, không uống rượu bia, ăn nhiều rau quả tươi có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt! Để chức năng bài tiết của tuyến mồ hôi được phục hồi vững chắc trên cơ sở cơ thể khỏe mạnh.
Mồ hôi ban đêm có liên quan với các loại thuốc đang dùng.
Trong trường hợp này, bạn sẽ được điều chỉnh liều lượng hoặc đề nghị dùng một loại thuốc thay thế. Các loại thuốc kháng cholinergic cũng có tác dụng giúp giảm tiết mồ hôi, nhưng chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
Nhiễm trùng tiềm ẩn là nguyên nhân đổ mồ hôi đêm.
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus hoặc các loại thuốc khác để điều trị bệnh nhiễm trùng, từ đó chấm dứt hiện tượng ra nhiều mồ hôi khi ngủ.
Đổ mồ hôi ban đêm là do ung thư.
Nhiều khả năng bệnh nhân sẽ được kết hợp các loại thuốc hóa trị, phẫu thuật hoặc các phương pháp điều trị khác nhau. Cách này vừa giúp kiểm soát tốt khối u, vừa hạn chế tác dụng phụ do một phương pháp chữa ung thư nhất định.
Lưu ý khi nào nên đến khám bác sĩ đổ mồ hôi đêm ở nam giới: Bạn nên đến khám bác sĩ nếu tình trạng toát mồ hôi đêm khi ngủ xảy ra một cách thường xuyên, thức giấc nhiều lần, kèm theo sốt, sụt cân, đau khu trú, ho, tiêu chảy hoặc các triệu chứng đáng lo lắng khác.
Phòng khám Đa khoa Thủ Dầu Một tại Bình Dương.
Đa khoa Nguyễn Trãi - Thủ Dầu Một cơ sở khám chữa bệnh uy tín nhất tại Bình Dương. Tọa lạc tại 303 Đại Lộ Bình Dương, P. Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một, Đa khoa Thủ Dầu Một luôn đi đầu trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và nâng cao quy trình khám chữa bệnh cũng như năng lực của đội ngũ y bác sĩ.
Cùng với trang thiết bị hiện đại kết hợp phương pháp điều trị nam khoa, phụ khoa tiên tiến, người bệnh sẽ được điều trị theo đúng liệu trình khoa học và cam kết đem lại hiệu quả.
Đến với Đa khoa Thủ Dầu Một, người bệnh hoàn toàn an tâm về chi phí khám chữa bệnh luôn được công khai minh bạch, tùy vào tình trạng bệnh mà chi phí sẽ khác nhau tuy nhiên mức chi phí luôn được thông báo trước cho bệnh nhân trước khi bắt tay vào điều trị.
Ngoài ra, Đa Khoa Thủ Dầu Một được Bộ Y Tế cấp phép hoạt động. Do đó, người bệnh có thể yên tâm lựa chọn.
Nếu có nhu cầu thăm khám tại cơ sở, quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline 0908 522 700 hoặc liên lạc với chúng tôi qua đường link tư vấn chat với bác sĩ trực tuyến miễn phí TẠI ĐÂY.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Các bài viết của Phòng khám Thủ Dầu Một chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.